THỰC ĐƠN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG CAO HUYẾT ÁP

Có tới 75% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và 25% bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có mắc kèm tăng huyết áp. Để kiểm soát cùng lúc hai căn bệnh mạn tính, người bệnh cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Do đó, thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp phải được xây dựng đúng nguyên tắc mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.


Nội dung bài

1. Nguyên tắc chọn lựa thực phẩm cho người tiểu đường cao huyết áp2. Thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp

1. Nguyên tắc chọn lựa thực phẩm cho người tiểu đường cao huyết áp

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng hoặc giảm lượng đường huyết cũng như chỉ số huyết áp. Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp cần ưu tiên lựa chọn các nhóm thực phẩm sau:

Thực phẩm ít muối


*

Thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp cần hạn chế muối


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Một chế độ ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp và rối loạn tim mạch. Hàm lượng muối trong cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ gây tăng tính thẩm thấu của màng tế bào với natri. Sau đó diễn ra sự vận chuyển số lượng lớn ion Na+ vào tế bào cơ trơn của thành mạch, khiến trương lực thành mạch tăng lên, mạch co lại, sức cản ngoại vi cũng tăng. Kết quả cuối cùng của quá trình là huyết áp tăng.

*

Do đó, người bị cao huyết áp cần giảm hàm lượng muối sử dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Theo Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, người trưởng thành dùng dưới 2,3 gam muối (tương đương một muỗng cafe) mỗi ngày sẽ giúp giảm 2-8 mmHg chỉ số huyết áp. 

Thực phẩm ít chất béo chuyển hóa


*

Đồ chiên rán chứa nhiều chất béo chuyển hóa có hại cho người tiểu đường cao huyết áp


Thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm giàu chất béo no như mỡ hoặc nội tạng động vật. Thay vào đó, một chế độ ăn dồi dào acid béo tốt có trong các loại cá hoặc dầu thực vật sẽ giúp ích cho người bệnh trong việc kiểm soát các chỉ số đường máu và huyết áp.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch một cách rõ rệt. Loại chất béo này được tìm thấy nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn và đồ chiên rán nhiều dầu, mỡ. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cao huyết áp cần tránh xa đồ ăn nhanh và nên chế biến thức ăn dưới dạng hấp hoặc luộc.

Thực phẩm ít chất bột đường

Bổ sung nhiều hàm lượng tinh bột và đường trong khẩu phần ăn làm tăng đường huyết nhanh chóng. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm nhiều chất bột đường như gạo trắng, khoai tây, mì trắng… trong thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp

Thay vào đó, một chế độ ăn ít tinh bột sẽ tốt hơn cho người tiểu đường cao huyết áp. Người bệnh nên ăn đan xen gạo trắng với yến mạch, gạo lứt hoặc ngũ cốc nguyên hạt, vừa cung cấp nhiều chất xơ bão hòa, vừa hạn chế lượng carbohydrate nạp vào cơ thể.


*

Bệnh nhân tiểu đường cao huyết áp nên ăn gạo lứt xen lẫn gạo trắng


Thực phẩm giàu chất xơ

Các loại thực phẩm giàu chất xơ và kali như các loại rau củ, trái cây ít ngọt được khuyến cáo sử dụng ở người bị tiểu đường cao huyết áp. Nhóm thực phẩm này không chỉ giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp và tăng đường máu, mà còn dự phòng được các nguy cơ biến chứng tim mạch.

Một số loại thức ăn giàu chất xơ nên bổ sung vào thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp gồm: Rau cải, cần tây, tảo biển, rau bí, nấm hương, quả bơ, cà chua, cam… Những thực phẩm này không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa lượng cao các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.


*

Chế độ ăn giàu chất xơ giúp ổn định chỉ số đường huyết và huyết áp


2. Thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp

Dựa trên những nguyên tắc trên, đội ngũ Dược sĩ MyPharma đã nghiên cứu và xây dựng thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp tham khảo trong một tuần như sau:

2.1. Thực đơn ngày thứ nhất

Bữa sáng: Phở bò 1 tô cỡ vừa + táo ½ quả.Bữa trưa: Cơm trắng 1 bát + cá quả kho 1 khúc 50 gam + rau muống luộc 200 gam + canh rau ngót nấu thịt lợn băm 1 bát.Bữa phụ: Cam 2 quả.Bữa tối: Cơm trắng ½ bát + thịt lợn nạc kho 30 gam + dưa giá 100 gam + canh khổ qua nấu tôm tươi ½ bát + 166ml sữa dành riêng cho người tiểu đường.

2.2. Thực đơn ngày thứ 2

Bữa sáng: Bún mọc 1 tô vừa + 200ml sữa đậu nành không đường.Bữa trưa: Cơm gạo lứt 1 bát + bông cải xanh luộc 200 gam + thịt viên sốt cà chua 50 gam + canh su hào ninh xương 1 bát.Bữa phụ: Thanh long ½ quả.Bữa tối: Cơm trắng ½ bát + thịt lợn nạc luộc 70 gam + su su luộc 200 gam + 124 ml sữa dành riêng cho người tiểu đường.
*

Bệnh nhân tiểu đường nên uống sữa chuyên biệt cho người tiểu đường


2.3. Thực đơn ngày thứ 3

Bữa sáng: Bánh mì đen trứng ốp la (2 lát bánh mì và 1 quả trứng gà) + 1 hộp sữa chua không đường.Bữa trưa: Cơm gạo lứt 1 bát + cá nục kho tiêu 70 gam + canh bí đao nấu thịt bằm 1 bát + rau bí luộc 170 gam.Bữa phụ: Salad táo, xà lách và dưa hấu 1 đĩa vừa.Bữa tối: Cơm trắng ½ bát + súp lơ luộc 150 gam + giò lụa 2 miếng + canh mồng tơi nấu tôm tươi 1 bát.

2.4. Thực đơn ngày thứ 4

Bữa sáng: Bún riêu 1 tô vừa + bưởi 4 múi.Bữa trưa: Cơm gạo lứt 3/2 bát + đậu nhồi thịt sốt cà chua 2 miếng + canh rau dền 1 bát + su hào luộc 150 gam.Bữa phụ: 166ml sữa dành riêng cho người tiểu đường.Bữa tối: Cơm gạo lứt ½ bát + đậu bắp luộc 170 gam + thịt gà kho gừng 50 gam + cam ½ quả.

2.5. Thực đơn ngày thứ 5

Bữa sáng: Bún thịt nạc 1 tô vừa + 124ml sữa dành riêng cho người tiểu đường.Bữa trưa: Cơm trắng ¾ bát + thịt lợn nạc rang 50 gam + canh dưa chua nấu thịt bò 1 bát + bí xanh luộc 200 gam.Bữa phụ: Ổi 1 quả.Bữa tối: Cơm trắng ½ bát + canh mồng tơi tôm khô 1 bát + cá thác lác sốt cà 1 khúc 50 gam + 124ml sữa dành riêng cho người tiểu đường.

2.6. Thực đơn ngày thứ 6

Bữa sáng: Yến mạch và sữa tươi không đường 1 bát + táo ½ quả.Bữa trưa: Cơm trắng 1 bát + thịt bò xào ớt 70 gam + rau muống nộm 1 đĩa + canh cải nấu thịt băm 1 bát.Bữa phụ: Salad dưa chuột, cà chua và xà lách 1 đĩa vừa.Bữa tối: Cơm trắng ½ bát + su hào luộc 100 gam + thịt gà kho tiêu 70 gam + canh bí đao 1 bát.

2.7. Thực đơn ngày thứ 7


Bữa sáng: Bún bò 1 tô vừa + bưởi 4 múi.Bữa trưa: Cơm gạo lứt 1 bát + đậu hũ luộc 2 miếng + thịt lợn xào dứa 70 gam + canh cà chua 1 bát.Bữa phụ: Lê ½ quả.Bữa tối: Cơm trắng ½ bát + bắp cải luộc 200 gam + cá kho viên 3 viên + canh su hào thịt băm 1 bát.

Đọc thêm thực đơn cho các đối tượng khác: 

Trên đây là 7 thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu cao tham khảo. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ ổn định đường máu và huyết áp. Do đó, bệnh nhân cần xây dựng cho mình một chế độ ăn thích hợp, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng ngừa biến chứng tim mạch.

Hy vọng với những thông tin nêu trên, việc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu cao sẽ không khiến bạn phải băn khoăn và suy nghĩ nhiều mỗi ngày. Chỉ cần bạn kiên trì tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh thì việc kiểm soát tiểu đường và tăng huyết áp sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *